Sào đất là gì? 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông?
Việt Nam nổi tiếng với ngành nông nghiệp lúa nước. Người dân thường quen thuộc với khái niệm 1 sào hoặc 1 thước ruộng, được Nhà nước giao cho các vùng canh tác. Tuy nhiên, cách tính 1 sào tại 3 miền Bắc – Trung – Nam khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn chuyển đổi 1 sào bằng bao nhiêu mét vuông.
Sào đất là gì? Mét vuông là gì?
Sào đất là gì?
Tại Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp được đo bằng đơn vị sào, mẫu, công đất thay vì m, km, ha như nhiều quốc gia khác. Sào là đơn vị phổ biến nhất và được sử dụng để đo diện tích đất canh tác như lúa, hoa màu, cây lương thực hoặc diện tích đất được cấp bởi Nhà nước.
Mét vuông là gì?
Mét vuông là đơn vị đo diện tích quốc tế, thay cho các đơn vị đo cổ truyền như mẫu Anh, inch, dặm, feet thước cuông ở mỗi quốc gia. Điều này giúp tổ chức đo lường trên toàn thế giới thống nhất hơn.
Quy đổi sào sang mét vuông chuẩn nhất
Việt Nam có nhiều đơn vị đo lường để tính đất nông nghiệp, đất ruộng và đất trồng trọt. Nếu bạn làm nông nghiệp, bạn cần phải biết cách đổi đơn vị. Vậy 1 sào bằng bao nhiêu m2? Diện tích của mỗi vùng sẽ được tính khác nhau.
1 sào bằng bao nhiêu m2 tại Bắc Bộ
1 sào Bắc Bộ = 360m2
Ở Bắc Bộ, 1 sào bằng 360 m2. 1 mẫu bằng 10 sào, tương đương với 3600m2.
1 sào bằng bao nhiêu m2 tại Trung Bộ
1 sào Trung Bộ = 500m2
Ở Trung Bộ, 1 sào bằng 500 m2. 1 mẫu bằng 10 sào, tương đương với 5000m2.
1 sào bằng bao nhiêu m2 tại Nam Bộ
1 sào Nam Bộ = 1000m2
Ở Nam Bộ, 1 sào bằng 1000 m2. 1 mẫu bằng 10 sào, tương đương với 10000m2. Ở các tỉnh phía Nam, người ta ít sử dụng khái niệm sào. Thay vào đó, họ sử dụng công đất, với 1 công đất bằng 1 sào, tương đương với 1000 m2. 1 công tầm lớn ứng với diện tích 1296m2.
Bạn có thể thấy cách quy đổi từ 1 sào sang mét vuông khác nhau tùy theo vùng miền. Nếu bạn không hiểu rõ được cách quy đổi từng vùng miền thì sẽ có sự sai lệch khi tính diện tích đất trong quy hoạch.
Một số câu hỏi thường gặp về sào đất hiện nay
Hiện nay, nhiều người có thắc mắc về sào đất, không chỉ là về diện tích mà còn liên quan đến các đơn vị đo lường khác. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc khi liên quan đến đất:
1 sào là bao nhiêu thước
Mỗi vùng miền sẽ có cách quy đổi khác nhau về sào ra đơn vị đo khác nhau. Ví dụ:
- Vùng Bắc Bộ: 1 sào = 15 thước = 3600m2 = 24m2/thước
- Vùng Trung Bộ: 1 sào = 15 thước = 499.95m2 = 33.33m2/thước
1 sào bằng bao nhiêu ha
Mỗi vùng miền cũng sẽ có cách quy đổi khác nhau về sào ra ha. Theo quy chuẩn quốc tế 1 sào = 10.000m2:
- Vùng Bắc Bộ: 1 sào = 0,036 ha
- Vùng Trung Bộ: 1 sào = 0.049995 ha
- Vùng Nam Bộ: 1 sào = 0.1296 ha = 1 công lớn
1 sào bằng bao nhiêu mẫu
Mẫu là đơn vị đo lường phổ biến tại Việt Nam sử dụng để tính toán diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi địa phương sẽ có cách tính riêng, chưa có cách quy đổi chung.
- Vùng Bắc Bộ: 1 mẫu = 3600m2 = 10 sào
- Vùng Trung Bộ: 1 mẫu = 4999.5m2 = 10 sào
- Vùng Nam Bộ: 1 mẫu = 12960m2 = 10 công
1 công bằng bao nhiêu m2
Đối với khu vực Nam Bộ, người ta dùng công làm đơn vị đo diện tích đất nông hoặc lâm nghiệp. Mỗi công đất bằng 1296m2, tương đương với 1/10 mẫu hoặc 0.1296 ha.
1 sào đất bao nhiêu tiền
Giá đền bù đất nông nghiệp sẽ được quy định trên bảng đất của UBND cấp tỉnh. Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp sau = Diện tích thu hồi x Giá đền bù. Giá đền bù được tính bằng giá đất ghi bảng giá đất x hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp theo từng năm x hệ số điều chỉnh.
Lời kết
Chi tiết về diện tích 1 sào bằng bao nhiêu m2 đã được chia sẻ. Hãy đọc kỹ để biết cách quy đổi và tính chính xác. Chúc bạn thành công!